Nghề làm tóc với mức thu nhập hấp dẫn đang thuộc top những ngành nghề được yêu thích nhất tại Việt Nam. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ được công việc mang đầy cảm hứng sáng tạo này. Được ví là nghề “làm dâu trăm họ”, với những câu chuyện dở khóc dở cười xoay quanh những người chọn nghề làm đẹp cho thiên hạ này.
Để trở thành một thợ lành nghề, nhiều người đã phải chấp nhận đánh đổi nhiều lợi ích của bản thân, thậm chí là sức khỏe. Theo chia sẻ của một anh thợ làm tóc: “Còn nhớ ngày làm thợ phụ, tôi học gội đầu cho khách. Có những lúc làm chậm, bị thợ chính mắng tới tấp, tối về tay trắng bợt vì ngâm nước quá lâu. Có nhiều hôm còn lóng ngóng pha thuốc, không kịp đeo khẩu trang nên mùi thuốc xộc thẳng vào mũi… ngất ngây đừng hỏi”.
Không chỉ vậy, công việc ở salon phải đứng suốt ngày để cắt, uốn, nhuộm, sấy cho quý khách, đôi tay mỏi nhừ vì những dụng cụ làm tóc. Những người thợ làm tóc thường bị viêm khớp, sưng cổ tay, bị đau tai.
Chưa kể, thợ làm tóc phải tuân thủ theo giờ giấc của khách hàng, có nhiều khách chỉ làm trong giờ hành chính, có khách lại chỉ làm buổi tối. Vì vậy có những hôm nghỉ như cuối tuần, thợ thường phải bỏ bữa trưa và tối, khiến không ít người mắc bệnh dạ dày.
Vất vả là thế nhưng người làm tóc vẫn tìm được niềm vui riêng cho mình. Hạnh phúc, niềm vui đó chính là khi khách hài lòng với kiểu tóc mới, mang lại vẻ ngoài mới mẻ hơn. Nghề này còn là nghề ngồi một chỗ biết chuyện thế giới.
Chú B – người có thâm niên trong nghề nói về những câu chuyện thời sự mà cả thợ và khách quan tâm bàn luận sôi nổi. “Chúng tôi bàn chuyện Đông Tây kim cổ, tin tức báo chí hàng ngày. Thợ với khách cứ phụ họa thêm, vì thế mà chẳng khi nào hết chuyện. Có khi, khách không còn tóc để…cắt nhưng vẫn ghé ra đây để nói chuyện, để chia sẻ những chuyện giữa cuộc sống ngày càng xô bồ, gấp gáp…” (Theo báo Hà Tĩnh)
Theo báo Hà Tĩnh
Bên cạnh những chia sẻ về câu chuyện xoay quanh cuộc sống của họ, khách hàng còn nỗi băn khoăn về sức khỏe của mình khi đi làm tóc do phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. Khi nhận thức của khách hàng và cả những người thợ làm tóc về an toàn sức khỏe ngày càng được nâng cao, họ sẽ tìm kiếm những sản phẩm Organic lành tính và chịu bỏ ra một số tiền nhỉnh hơn một chút so với các dòng thông thường để vừa có được mái tóc đẹp, vừa đảm bảo sức khỏe bản thân mình.
Như vậy, một người thợ tóc giỏi không chỉ ở kỹ thuật, mà còn ở cái tâm với nghề. Họ sẵn sàng chịu trách nhiệm về kiểu tóc, và cũng luôn chú ý đến an toàn sức khỏe của khách hàng và cả bản thân mình. Để đảm bảo vừa lòng khách hàng, và cũng đảm bảo khả năng sức khỏe để theo đuổi đam mê với nghề .
Atuka salon hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được phần nào môi trường làm việc của nghề làm tóc. Từ đó có cái nhìn thiện cảm, khách quan về những người làm nghề “làm dâu trăm họ” này.